NGHÈO ĐÓI VÀ TÂM LINH

NGHÈO ĐÓI VÀ TÂM LINH
NGHEO-DOI-VA-TAM-LINH-59
Câu hỏi: Tại sao người Ấn Độ nghĩ họ là có tính tâm linh hơn người khác?
 
Osho:
 
Xin tha thứ cho người Ấn Độ nghèo. Họ không có gì khác để khoe khoang. Bạn có thể khoe khoang về những thứ khác: tiền, quyền, bom nguyên tử hay bom khinh khí, máy bay, rằng bạn đã bước đi trên mặt trăng, rằng bạn đã xuyên thấu vào chính bí mật của cuộc sống, khoa học, công nghệ của bạn. Bạn có thể khoe khoang về sự sung túc của bạn. Ấn Độ nghèo chả có gì khác để khoe khoang, nó chỉ có thể khoe khoang về cái gì đó vô hình để cho không cần chứng minh điều đó. Tâm linh là thứ như vậy, bạn có thể khoe khoang về nó mà không ai có thể chứng minh được nó, và cũng không ai có thể bác bỏ được nó.
 
Tâm linh là thứ như vậy, bạn có thể khoe khoang về nó mà không ai có thể chứng minh được nó, và cũng không ai có thể bác bỏ được nó.
 
Trong hàng nghìn năm Ấn Độ đã chịu đựng chết đói, nghèo nàn, nhiều tới mức nó phải hợp lý hóa điều đó. Nó phải hợp lý hóa cái nghèo để biến cái nghèo thành một thứ tâm linh. Người tâm linh Ấn Độ từ bỏ mọi thứ tiện nghi và trở thành nghèo. Khi người đó thành nghèo, chỉ thế thì người Ấn Độ mới thừa nhận người đó là tâm linh. Nếu không nghèo thì không thể nào tâm linh được, tâm trí Ấn Độ đã được thiết lập điều đó.
 
Nghèo nàn dần trở thành chính nền tảng cho tính tâm linh Ấn Độ. Bạn càng nghèo bạn lại càng tâm linh. Cho dù bạn không mạnh khỏe, điều đó là tốt cho việc là tâm linh. Nếu bạn hành hạ thân thể, nhịn ăn, không đáp ứng các nhu cầu của cơ thể thế thì bạn được coi là một người đang làm công việc tâm linh.
 
Cho nên bạn sẽ nhìn vào cái gọi là thánh nhân tâm linh Ấn Độ và nhiều người trong số họ sẽ có vẻ ốm yếu về thể chất, trong khổ đau sâu sắc, trong tự hành hạ, mặt họ xanh nhợt vì nhịn ăn. Nhưng nếu bạn hỏi các đệ tử của họ thì sẽ được nghe trả lời rằng: “Trông đấy, hào quang vàng đang bao quanh khuôn mặt thánh nhân của chúng tôi” – Tôi đã gặp những người như vậy – chỉ có hào quang sốt rét, hào quang chết đói trên mặt họ nhưng các đệ tử họ sẽ nói đó là hào quang vàng của tính tâm linh.
 
Bá tước Keyserling viết trong nhật ký của ông ấy rằng khi ông ấy tới Ấn Độ, ông hiểu ra lần đầu tiên rằng nghèo nàn, chết đói, sức khỏe ốm yếu, những điều này là yêu cầu cần thiết cho tính tâm linh. Đây là những cách hợp lý hóa. Và mọi người đều muốn cao hơn người khác, siêu hơn người khác.
 
Bây giờ, không có cách khác cho người Ấn Độ tuyên bố về tính cao siêu của họ. Họ không thể cạnh tranh được trong khoa học, công nghệ hay công nghiệp, nhưng họ có thể cạnh tranh được trong tính tâm linh. Họ có nhiều khả năng hơn để nhịn ăn, để bỏ đói bản thân họ. Trong hàng nghìn năm họ đã thực hành chết đói, họ đã quen với việc đó và thực hiện một cách dễ dàng.
 
Người Ấn Độ có thể ngồi trong ánh mặt trời nóng, gần như trong trạng thái cháy nắng từ việc tắm nắng, không bị rối loạn. Bạn không thể ngồi ở đó được – bạn đã quen với điều hòa không khí. Người Ấn Độ có thể ngồi trong tiết trời lạnh giá, trần trụi trong Himalayas. Bạn không thể ngồi thế được, bạn đã trở nên quen với máy sưởi. Thân thể trở nên quen với những điều kiện mà nó được thiết lập. Và vì thế Ấn Độ có thể tự hào tuyên bố “Nghèo khổ chính là tâm linh. Đất nước của chúng tôi là đất nước tâm linh. Thử tới mà đua với chúng tôi xem” và không quốc gia nào có thể đua được. Chắc chắn, khi bạn không thể đua được, bạn phải cúi mình trước người Ấn Độ rồi thì bạn phải chấp nhận rằng họ hẳn có bí mật gì đó. Chẳng có bí mật gì cả – chỉ là một sự nghèo nàn dai dẳng.
 
Ấn Độ vừa nghèo vừa bẩn, nhưng cái nghèo và bẩn ấy đã được nâng lên thành tính tâm linh. Bạn có biết không, sư Jaina không bao giờ tắm. Tắm bị coi là xa hoa. Họ không đánh răng vì nó cũng bị cho là xa hoa. Bây giờ, tâm linh theo tâm trí của người Jaina là không tắm, không đánh răng thậm chỉ không cả chải đầu hay cắt tóc. Khi râu hay tóc quá dài, họ không được dùng các đồ cơ khí hay máy móc kể cả với thứ như dao cạo râu, kéo cắt tóc. Những thứ đồ tiện dụng ấy bị cho là phản tâm linh. Thế nên họ nhổ bằng tay và để làm cho việc nhổ râu tóc này mang tính tâm linh, họ tổ chức một nghi lễ cho nó với rất đông người tụ tập lại xem. Tôi đã ở trong đám tụ tập đó. Hàng nghìn người Jaina tập hợp lại đơn giản để xem một người tu hành đáng thương đói bẩn nhổ tóc của mình ra một cách say mê điên dại. Mọi người quan sát điều đó với một niềm vui lớn và suy nghĩ tâm linh sâu sắc rằng “Nhìn mà xem, ông ta quả là một thánh nhân vì người thường sao có thể làm được điều đó. Ấn Độ thật hạnh phúc khi có nhiều thánh nhân như vậy. Đất nước chúng ta quả là một đất nước tâm linh.”
 
Không quốc gia nào có tính tâm linh cả. Điều đó chưa từng xảy ra trên thế giới. Người tâm linh thì nhiều nhưng quốc gia mang tính tâm linh thì chưa. Người tâm linh ở khắp nơi, vô biên giới nhưng dốt nát đã ngăn cản con người nhận ra tính tâm linh của người khác.
 
Một hôm tôi nói chuyện với một người Ấn Độ và tôi bảo ông ấy rằng ở mọi nơi tính tâm linh đã và đang xảy ra, không phải chỉ mỗi Ấn Độ và Ấn Độ chẳng có tính tâm linh gì ghê gớm cả. Ông ấy nói “Nhưng nhiều thánh nhân thế đã xuất hiện ở đây. Còn đâu khác có nhiều thánh nhân thế xuất hiện?”
 
Tôi nói “Ông có biết bao nhiêu thánh nhân đã xuất hiện ở Trung Quốc không? Nói cho tôi vài cái tên.”
 
Ông ấy thậm chí còn không biết tới một cái tên nào. Ông ấy chẳng biết gì về Lão Tử, Trang Tử, Liệt Tử. Ông ấy không biết gì về truyền thống huyền môn ngàn năm của Trung Quốc. Nhưng ông ấy chỉ biết về Nanak, Kabir, Mahavira, Krishna, Phật cho nên ông nghĩ mọi thánh nhân lớn đã chỉ xuất hiện ở Ấn Độ. Điều đó là cực kì ngu xuẩn. Họ đã xuất hiện ở Nhật Bản, Ai Cập, Jerusalem, mọi nơi. Nhưng bạn không biết và bạn không thậm chí muốn biết. Bạn đơn giản vẫn còn bị giới hạn vào giáo phái riêng của bạn.
 
Bạn có biết bao nhiêu nhà huyền môn Hassid đã đạt tới Thượng đế không? Bạn có biết bao nhiêu Thiền sư đã đạt tới Phật tính không? Bạn có biết bao nhiêu người Sufi đã đạt tới trạng thái tối thượng không? Không ai quan tâm, không ai muốn biết. Mọi người sống trong góc nhỏ ấm cúng của tôn giáo của họ và nghĩ rằng đó là tất cả.
 
Người theo Jesus hài lòng với Jesus và không bận tâm tìm hiểu Phật. Người theo Phật cũng chẳng thiết tha gì tìm hiểu Jesus và triết lý của ông ấy. Đấy là hai tôn giáo lớn, huống gì hàng trăm ngàn tôn giáo nhỏ khác. Ai bận tâm chứ? Đó là lý do hiểu biết và nhận thức của mọi người rất thu hẹp, đồng thời họ trở nên rất bảo thủ, cứng nhắc và không thể mở rộng tâm trí ra để chấp nhận những người khác. Họ bám vào niềm tin nhỏ bé hạn hẹp của mình và làm cho nó trở nên đẹp đẽ nhất có thể. Nếu chỉ có một thứ để bám vào, tất nhiên người ta sẽ làm mọi cách cho thứ đó trở nên đáng giá.
 
Đó đích xác là tính tâm linh của Ấn Độ.
 
Không người Ấn Độ nào có nhiều tính tâm linh hơn người khác. Tính tâm linh là cái gì đó xảy ra cho các cá nhân. Chính cá nhân trở nên bắt nhịp với Thượng đế. Điều đó không liên quan gì tới bất cứ tính tập thể nào: quốc gia, dòng dõi, tôn giáo, quốc tịch, nghề nghiệp…
 
Nói ngắn gọn hãy hiểu theo hướng này: Một đất nước mà có quá nhiều “bác sĩ” xuất hiện thì không hẳn đất nước ấy rất tuyệt vời đâu, đó là đất nước rất bệnh hoạn đấy.
 
Trong một bộ tộc kia chuyên ăn thịt người và bán thịt người. Vợ của tù trưởng đi vào cửa hàng thịt để tìm miếng sườn cho bữa tối của chồng mình. Cô ấy trông thấy rất nhiều thịt với nhiều mức giá khác nhau: thịt của người Mỹ – 70 xu nửa kí, người Italia 95 xu, người Ấn Độ hai đô la cho cũng nửa kí thịt. Người đàn bà ngạc nhiên “Tại sao thịt người Ấn Độ lại tới 2,5 đô la? Cái gì làm cho họ đắt thế? Tính tâm linh sao?”
“Dạ thưa bà” ông hàng thịt đáp “Thứ nhất, người Ấn Độ không có thịt, phải rất khó để tìm được thịt trên người họ và sau đó, phần khó nhất: bà đã bao giờ thử lau sạch người Ấn Độ chưa?”
 
Osho
 

 

Ngày: 9/6/2021 - đăng bởi: QuangPN
QuangPN 06/09/2021 07:22:46 AM

Tag: #Đoạn hay



:

----------------