HOÀN HẢO
Một thiền sư đang vẽ, và ông ấy có đại đệ tử của mình chầu chực ngay bên cạnh để nhắc ông ấy khi nào thì bức tranh hoàn hảo. Đệ tử này lo lắng và thầy cũng lo lắng, bởi vì đệ tử chưa bao giờ thấy thầy làm cái gì không hoàn hảo cả. Nhưng hôm đó mọi sự bắt đầu đi sai. Thầy cố gắng, và thầy càng cố gắng, sự việc lại càng thành đống lộn xộn.
Ở Nhật Bản hay ở Trung Quốc, toàn thể nghệ thuật viết chữ đều được thực hiện trên giấy hồ bột gạo, trên giấy rất nhạy nào đó, mỏng tang. Nếu bạn do dự một chút, hàng thế kỉ người ta đều biết chỗ nào người viết do dự - bởi vì nhiều mực hơn ăn vào giấy hồ gạo và làm nó thành lộn xộn. Rất khó lừa giấy hồ gạo. Bạn phải liên tục nở hoa; bạn không do dự. Cho dù chỉ một khoảnh khắc thôi, một giây đứt quãng, nếu bạn do dự - làm gì đây? - bạn đã lỡ rồi, đã bỏ lỡ rồi.
Và người có con mắt tinh tường lập tức sẽ nói ngay, "Đấy không phải là bức vẽ của thiền sư chút nào " - bởi vì bức vẽ thiền phải là bức vẽ tự phát, tuôn chảy.
Thầy cố gắng và cố gắng mãi mà thầy càng cố gắng... thầy bắt đầu vã mồ hôi. Và đệ tử vẫn đang chầu hẫu ở đó cứ lắc đầu hoài phủ định, "Không, cái này không hoàn hảo." Và thầy ngày một phạm phải nhiều sai lầm hơn.
Thế rồi mực đổ cho nên thầy nói, "Con ra ngoài pha mực lại đi." Khi đệ tử ra ngoài pha mực, thầy đã làm ra kiệt tác của mình. Khi đệ tử quay lại anh ta nói, "Thầy ơi, nhưng bức vẽ hoàn hảo rồi! Có chuyện gì vậy?"
Thầy cười; thầy nói, "Ta đã trở nên nhận biết về một điều - sự hiện diện của con, chính ý tưởng rằng ai đó ở đây để ca ngợi hay lên án, để nói không hay có, đã làm xáo động tĩnh lặng bên trong của ta. Bây giờ ta sẽ chẳng bao giờ bị xáo động nữa. Ta đã đi tới biết rằng ta đã cố gắng làm cho nó hoàn hảo và đó là lí do duy nhất cho sự không hoàn hảo của nó."
Ngày: 26/10/2017 - đăng bởi: QuangPN