<p> </p>
<p>Minh từ bé vốn rất ngại dính dáng đến tiền, đi học ở Belarus 10 năm cũng không hề biết kiếm tiền, về dạy Bách khoa 4 năm cũng chỉ có đồng lương (làm ví dụ) của một giảng viên, không hề dạy thêm. Thế mà, mình lại trở thành doanh nhân.</p>
<p><br>
Nhiều khi nghĩ lại, thấy thật kỳ cục khi mà mình đã chọn môi trường làm việc dính dáng đền tiền nhiều nhất.</p>
<p><br>
Sau nhiều năm quan sát tỉ mỉ cuộc sống nội tâm của bản thân, mình rút ra một điều rất thú vị: Tiền bạc chính là sự thử thách, là người thầy lớn lao trong cuộc đời. Và vì mình vốn không biết gì về tiền, vì mình vốn e ngại động chạm đến nó, nên cuối cùng mình đã và đang trải qua môi trường sống và làm việc để có thể hiểu nó sâu sắc, và từ đó khám phá bản thân mình.</p>
<p><br>
Tiền dạy ta biết cách trân trọng các giá trị vật chất của cuộc sống, vì nó là phương tiện để ta có được sự an toàn, tiện nghi, sự đảm bảo cho nhiều thứ, trong đó có cả cách đạt được điều ta muốn. Nhưng đó chỉ là một mặt, mặt khác tiền cũng dạy ta về sự hạn chế của các giá trị vật chất đó, có nghĩa là <b>những thứ thực sự đáng giá ta sẽ không thể mua được, như là sức khỏe, sự an nhiên, tình yêu và hạnh phúc, cùng lắm ta chỉ mua được những thứ na ná mà thôi.</b></p>
<p><br>
Tiền dạy cho ta biết thế nào là mãnh lực của <b>lòng tham,</b> nhưng cũng dạy ta cách buông bỏ. Tiền dạy cho ta về sự <b>sòng phẳng </b>nhưng cũng dạy cho ta biết thế nào là <b>bất công.</b> Tiền dạy cho ta về sự <b>nghiệt ngã của cuộc sống </b>nhưng cũng dạy cho ta về sự <b>dâng hiến vô điều kiện</b>....</p>
<p><br>
Và điều quan trọng hơn cả mình học được, đó là nếu ta biết cách quan sát, biết cách tu tập không khoan nhượng, thì <b>tiền sẽ là lò lửa thử thách và tôi luyện tâm ta.</b> Ta sẽ biết rằng ta có thể sống trong đó, đi vào đó và đi ra khỏi đó mà vẫn vẹn nguyên sự bình thản trong sâu thẳm trái tim mình, ta sẽ biết cách phát triển những nội lực tiềm tàng trong con người mình nhưng không lãng quên sự an nhiên tĩnh tại vốn là bản chất của ta.</p>
<p><br>
Nhiều sách vở dạy cách kiếm ra tiền, nhiều sách vở khác dạy cách quản lý tiền, nhưng còn một điều ta phải tự học mà không sách nào dạy nổi, đó là cách nhìn ra trong <b>tiền, như một tấm gương trong suốt, bản ngã của ta.</b> Một đứa trẻ, một người sống khổ hạnh, một người luôn có sẵn tiền bạc và chưa bao giờ phải lưu tâm đến nó, cũng như một người thật nghèo chưa bao giờ có đủ nhiều để học cách dùng nó... thực ra sẽ chưa bao giờ biết rõ bản ngã của mình. Tại sao tiền khiến nhiều người bị biến chất, bị sa ngã... thực ra thì bản ngã có sẵn đó, sự sa ngã có sẵn đó, sự u mê và lòng tham có sẵn đó, chẳng qua chưa có dịp bộc lộ mà thôi.</p>
<p><br>
Nhưng mà nếu soi vào trong tiền để thấy sự tham lam, kiêu mạn, sự đố kỵ, u mê của ta, thì cũng là <b>cơ hội để ta tu tập, </b>giống như dọn đi những loại cỏ độc để cho mảnh vườn của ta tươi tốt lại. Và ta sẽ thấy không có một sự u mê nào là ghê gớm, không có một nét đẹp nào là không thể tu tập cho tâm hồn ta, và sự lương thiện, sự an nhiên có sẵn cho bất cứ ai, <b>chỉ cần ta đủ lòng kiên trì và dũng cảm.</b></p>
<p><br>
Dũng cảm để nhìn thấu bản chất của mình, dũng cảm để nhìn thấu sự vô vọng của những giấc mơ con trẻ, vì<b> tiền chỉ đáp ứng những giấc mơ con trẻ mà thôi</b>. Dũng cảm để biết rằng đối mặt với tiền ta vừa bất lực vừa mạnh mẽ, bất lực để khống chế nó nhưng mạnh mẽ để buông bỏ nó, bất lực để nắm giữ nó nhưng mạnh mẽ để dùng nó, bất lực để mua được những điều ta muốn nhưng mạnh mẽ để hiểu ra lẽ vô thường của cuộc đời và hiểu ra <b>những điều ta muốn không hề ngoài tầm tay với, chỉ cần nhìn đúng hướng mà thôi.</b></p>
<p><br>
Tiền đã cho mình một món quà vô giá, đó là nhận ra dần dần con đường "sống trong thế gian mà không để cho thế gian sống trong mình". Và mình nguyện đi theo con đường đó suốt đời, đi giữa trần ai, không trốn tránh, không từ bỏ bất cứ thứ gì, nhưng luôn gắng gìn giữ <b>trái tim trong sáng và hai bàn chân không lấm bụi.</b></p>
<p> </p>
<p>FB: <a aria-describedby="u_19_1" aria-owns="" data-ft="{"tn":"l"}" data-hovercard="/ajax/hovercard/user.php?id=100004470101536&extragetparams=%7B%22__tn__%22%3A%22%2CdlC-R-R%22%2C%22eid%22%3A%22ARAHi9175WYdGQaoH7G-s5vNTemT2oB21e61sA535Zksybvpl_FLTlVturV2MtuOyLSigmgJl-ndDOqB%22%2C%22hc_ref%22%3A%22ARQlEhgFv2IgQW_2doPbu4AUGBHlEszIafdPQ7GrnvWKY7Cppr0Sv48WbJD592WbzAQ%22%2C%22ref%22%3A%22nf_target%22%7D" data-hovercard-prefer-more-content-show="1" data-hovercard-referer="ARQlEhgFv2IgQW_2doPbu4AUGBHlEszIafdPQ7GrnvWKY7Cppr0Sv48WbJD592WbzAQ" href="https://www.facebook.com/thica.doi?__tn__=%2CdlC-R-R&eid=ARAHi9175WYdGQaoH7G-s5vNTemT2oB21e61sA535Zksybvpl_FLTlVturV2MtuOyLSigmgJl-ndDOqB&hc_ref=ARQlEhgFv2IgQW_2doPbu4AUGBHlEszIafdPQ7GrnvWKY7Cppr0Sv48WbJD592WbzAQ&ref=nf_target" id="js_cb">Hoàng Anh Đinh</a></p>
Minh từ bé vốn rất ngại dính dáng đến tiền, đi học ở Belarus 10 năm cũng không hề biết kiếm tiền, về dạy Bách khoa 4 năm cũng chỉ có đồng lương (làm ví dụ) của một giảng viên, không hề dạy thêm. Thế mà, mình lại trở thành doanh nhân.
Nhiều khi nghĩ lại, thấy thật kỳ cục khi mà mình đã chọn môi trường làm việc dính dáng đền tiền nhiều nhất.
Sau nhiều năm quan sát tỉ mỉ cuộc sống nội tâm của bản thân, mình rút ra một điều rất thú vị: Tiền bạc chính là sự thử thách, là người thầy lớn lao trong cuộc đời. Và vì mình vốn không biết gì về tiền, vì mình vốn e ngại động chạm đến nó, nên cuối cùng mình đã và đang trải qua môi trường sống và làm việc để có thể hiểu nó sâu sắc, và từ đó khám phá bản thân mình.
Tiền dạy ta biết cách trân trọng các giá trị vật chất của cuộc sống, vì nó là phương tiện để ta có được sự an toàn, tiện nghi, sự đảm bảo cho nhiều thứ, trong đó có cả cách đạt được điều ta muốn. Nhưng đó chỉ là một mặt, mặt khác tiền cũng dạy ta về sự hạn chế của các giá trị vật chất đó, có nghĩa là những thứ thực sự đáng giá ta sẽ không thể mua được, như là sức khỏe, sự an nhiên, tình yêu và hạnh phúc, cùng lắm ta chỉ mua được những thứ na ná mà thôi.
Tiền dạy cho ta biết thế nào là mãnh lực của lòng tham, nhưng cũng dạy ta cách buông bỏ. Tiền dạy cho ta về sự sòng phẳng nhưng cũng dạy cho ta biết thế nào là bất công. Tiền dạy cho ta về sự nghiệt ngã của cuộc sống nhưng cũng dạy cho ta về sự dâng hiến vô điều kiện....
Và điều quan trọng hơn cả mình học được, đó là nếu ta biết cách quan sát, biết cách tu tập không khoan nhượng, thì tiền sẽ là lò lửa thử thách và tôi luyện tâm ta. Ta sẽ biết rằng ta có thể sống trong đó, đi vào đó và đi ra khỏi đó mà vẫn vẹn nguyên sự bình thản trong sâu thẳm trái tim mình, ta sẽ biết cách phát triển những nội lực tiềm tàng trong con người mình nhưng không lãng quên sự an nhiên tĩnh tại vốn là bản chất của ta.
Nhiều sách vở dạy cách kiếm ra tiền, nhiều sách vở khác dạy cách quản lý tiền, nhưng còn một điều ta phải tự học mà không sách nào dạy nổi, đó là cách nhìn ra trong tiền, như một tấm gương trong suốt, bản ngã của ta. Một đứa trẻ, một người sống khổ hạnh, một người luôn có sẵn tiền bạc và chưa bao giờ phải lưu tâm đến nó, cũng như một người thật nghèo chưa bao giờ có đủ nhiều để học cách dùng nó... thực ra sẽ chưa bao giờ biết rõ bản ngã của mình. Tại sao tiền khiến nhiều người bị biến chất, bị sa ngã... thực ra thì bản ngã có sẵn đó, sự sa ngã có sẵn đó, sự u mê và lòng tham có sẵn đó, chẳng qua chưa có dịp bộc lộ mà thôi.
Nhưng mà nếu soi vào trong tiền để thấy sự tham lam, kiêu mạn, sự đố kỵ, u mê của ta, thì cũng là cơ hội để ta tu tập, giống như dọn đi những loại cỏ độc để cho mảnh vườn của ta tươi tốt lại. Và ta sẽ thấy không có một sự u mê nào là ghê gớm, không có một nét đẹp nào là không thể tu tập cho tâm hồn ta, và sự lương thiện, sự an nhiên có sẵn cho bất cứ ai, chỉ cần ta đủ lòng kiên trì và dũng cảm.
Dũng cảm để nhìn thấu bản chất của mình, dũng cảm để nhìn thấu sự vô vọng của những giấc mơ con trẻ, vì tiền chỉ đáp ứng những giấc mơ con trẻ mà thôi. Dũng cảm để biết rằng đối mặt với tiền ta vừa bất lực vừa mạnh mẽ, bất lực để khống chế nó nhưng mạnh mẽ để buông bỏ nó, bất lực để nắm giữ nó nhưng mạnh mẽ để dùng nó, bất lực để mua được những điều ta muốn nhưng mạnh mẽ để hiểu ra lẽ vô thường của cuộc đời và hiểu ra những điều ta muốn không hề ngoài tầm tay với, chỉ cần nhìn đúng hướng mà thôi.
Tiền đã cho mình một món quà vô giá, đó là nhận ra dần dần con đường "sống trong thế gian mà không để cho thế gian sống trong mình". Và mình nguyện đi theo con đường đó suốt đời, đi giữa trần ai, không trốn tránh, không từ bỏ bất cứ thứ gì, nhưng luôn gắng gìn giữ trái tim trong sáng và hai bàn chân không lấm bụi.
FB: Hoàng Anh Đinh
|