<p> </p>
<p>Susan Babbitt là giáo sư tại Đại học Queen ở thành phố Kingston, tỉnh bang Ontario, Canada từ năm 1990. Cô ta tham dự khóa tu thiền Vipassana đầu tiên vào năm 2004, đã phục vụ một khóa tu 10 ngày và hoàn thành một khóa tu 20 ngày. Cuộc phỏng vấn đầu tiên diễn ra vào năm 2006 và lần thứ hai vào năm 2007. Cô Susan vẫn tiếp tục giảng dạy ở Đại học Queen, thiền tập mỗi ngày và đã vượt qua bệnh ung thư từ năm 2013.</p>
<p><b>Cô Virginia: Cô có thể cho chúng tôi biết làm thế nào mà cô biết đến Vipassana và khóa tu đầu tiên của cô đã như thế nào?</b></p>
<p><b>Cô Susan: </b>Tôi đã được chẩn đoán mắc phải một căn bệnh ung thư cấp tính vào tháng Tám năm 2003. Cho đến thời điểm đó, cả đời tôi chưa bao giờ bệnh tật, hay dùng thuốc men, kể cả chưa từng bị cảm. Lời chẩn đoán ung thư này đã là một cú sốc dữ dội vào tâm trí tôi với câu hỏi tôi là ai. Thế là, bỗng dưng tôi trở thành người mắc trọng bệnh. Tôi tìm mọi cách vượt qua kinh nghiệm đau thương này. Lúc đầu, có một phương pháp gọi là “tượng hình theo hướng dẫn” được gợi ý cho tôi. Phương pháp này là một dạng tưởng tượng những suy nghĩ tích cực. Tôi đã thử thực hành trong vài tháng như một cách để trốn chạy nỗi sợ hãi của những gì đang diễn ra. Tôi dùng băng ghi âm của những hướng dẫn này.</p>
<p>Sau đó, bạn tôi, Maureen, người cũng mắc bệnh ung thư và có những tiến triển tích cực sau những lần điều trị, đã qua đời. Tôi bất ngờ nhận ra rằng cách duy nhất có thể làm để chung sống với ung thư, đó là chấp nhận sự thật, sự sống chết nằm ngoài khả năng kiểm soát của mình. Nhiều người đã nói với tôi “điều này sẽ không xảy ra với cô đâu! Trường hợp của cô thì khác.” Nhưng tôi không thấy sự khác biệt giữa trường hợp của chính tôi và Maureen. Phương pháp “suy nghĩ tích cực” làm người ta tin rằng người ta có khả năng kiểm soát. Dĩ nhiên, con người có một vài khả năng kiểm soát nhưng kết quả cuối cùng thì nằm ngoài sự kiểm soát của ta.</p>
<p>Tôi nhận ra rằng tôi phải có khả năng nhìn vào những gì đang xảy ra như nó đang là, để chấp nhận cái chết là có thật; tôi sắp chết. Tôi tin là tôi có khả năng chấp nhận những tình huống xấu nhất, và sẽ sống được với nó. Nghĩa là sống cuộc đời với ý thức rõ ràng về bất cứ gì có thể xảy ra. Dường như đây là điều đáng để làm nhất. Lúc đó, tôi chưa biết gì về thiền hay Vipassana. Tôi từng đọc đâu đó, trong những sách chuyên khoa ung thư, thiền là một phương pháp tốt mà những bệnh nhân ung thư nên học. Nhưng tôi không biết thiền như thế nào và khi tôi thử làm thì thất bại.</p>
<p>Không lâu sau cái chết của Maureen, các bác sĩ đề nghị tôi tiến hành hóa trị, điều mà tôi không mong đợi. Tôi ghét cái ý tưởng hóa trị này. Tôi đã từng phải phẩu thuật chân vì xạ trị. Với xạ trị, tôi có thể chịu đựng được, nhưng mọi thứ về hóa trị thì khủng khiếp đối với tôi. Ý tưởng đó làm tôi phát bệnh, nó sẽ làm tôi trông bệnh hoạn, mọi người sẽ thấy là tôi bệnh. Đợt hóa trị này dự kiến diễn ra từ tháng Ba đến tháng Tám, suốt mùa Xuân và Hè năm 2004, năm tháng ròng. Tôi giận dữ và uất ức và cứ nghĩ: “Làm thế nào tôi có thể vượt qua 5 tháng này?”</p>
<p>Tôi thực không muốn trải qua những tháng ngày bức bối và than oán như thế, nên tôi đã đến trung tâm ung bướu khu vực Kingston, gặp một nhân viên xã hội và hỏi: “Cô có giải pháp gì cho tôi không?” Cô ta đưa tôi một quyển sách về Phật giáo và tôi đọc. Sách chủ yếu dạy về lòng từ bi và bao dung. Nhưng sau khi đọc khoảng bốn chương, tôi trả lại quyển sách. Tôi tự hỏi: “Các chỉ dẫn này có thiết thực nào đâu để giúp tôi trải qua 5 tháng hóa trị này?” Tôi rất nản lòng vì không có một hướng dẫn thiết thực nào cả.</p>
<p>Song tôi vẫn nghĩ về thiền và tôi sực nhớ về khóa thiền Vipassana mà tôi đã từng được nghe đến. Tôi nghĩ, ồ, nếu tôi học được cách thiền như thế nào, tôi có thể đi hết con đường êm đẹp; ta chỉ có thể học thiền bằng cách thực hành nó.</p>
<p>Tôi đã tìm và ghi danh vào đơn đăng ký khóa tu. Tôi không biết gì về khóa tu đó cả, ngoại trừ nó dạy về thiền. Thế rồi, tôi cho mình 10 ngày từ ngày 24 tháng Ba đến ngày 4 tháng Tư, năm 2004. Bắt đầu chỉ chừng vài ngày sau đợt hóa trị đầu tiên.</p>
<p>Khóa tu đã cực kỳ khó khăn đối với tôi, và trong 3 ngày đầu tiên, tôi tự hỏi là mình đang làm gì ở đó. Vào ngày thứ 4, khi Vipassana được giảng dạy, tôi bắt đầu có hứng thú hơn. Tôi hiểu thêm rằng bằng cách nào đó, khi Maureen qua đời, tôi muốn có khả năng nhìn thẳng vào sự thật là có thể mình sắp phải chết và mình phải sống đời mình bằng sự trực diện với nó. Tôi không còn muốn tô điểm cho mọi thứ tốt đẹp hơn chúng đang là – hy vọng viễn vong về những tin tốt lành, sợ hãi về điều xấu. Tôi đã quyết định rằng tôi không thể sống cuộc đời mãi mong đợi về những con đường tốt đẹp tách biệt tôi với những điều xấu.</p>
<p>Với bệnh ung thư, ít nhất là với loại ung thư tôi mắc phải, không thể nào trở về với nếp sống cũ như trước. Bạn phải đi chụp CT mỗi vài tháng và mỗi lần như vậy đều có một khả năng nhận được tin xấu. Tôi đã không muốn đánh mất cuộc đời mình bởi sự sợ hãi. Tôi hiểu được rằng nếu tôi không đối diện và chấp nhận tính thực tế của cái chết, nỗi sợ sẽ luôn ẩn dấu trong tôi, sẵn sàng để hạ gục và làm tôi kiệt sức mỗi khi có những diễn biến không như tôi muốn. Tôi quyết tâm đối diện với thực tại của mình và chấp nhận nó như vốn dĩ nó là, để sống trọn với nó.</p>
<p>Vì vậy, tôi ngạc nhiên khi nhận ra rằng Vipassana là sự thực hành một cách chính xác phương pháp quan sát thực tại của bạn như chính nó đang là, chứ không phải như bạn muốn nó là. Đó là sự quan sát toàn thể kinh nhiệm thân và tâm của bạn hàng giờ một cách có hệ thống. Bạn sẽ dần có thêm lợi lạc bằng một sự thấu hiểu trên sự trải nghiệm về tính chất thật sự tự nhiên của sự tồn tại của mình, chứng nghiệm điều tối thượng, tính vô thường. Không có ngoại lệ cho những điều xấu thành điều tốt, như có quá nhiều người cố làm gì đó với bệnh tật và cái chết. Thay vào đó, bạn nhìn vào mọi vật theo đúng cách chúng đang là, cái cách của toàn thể vũ trụ, không ngừng thay đổi. Và khi bạn có được sự nhận thức ấy, sự nhận thức mà phải được kinh nghiệm, được cảm nhận, thì lúc ấy thật phi lý khi đồng hóa bản thân với cả điều tốt cũng như xấu. Vì như thế chỉ làm ta suy sụp thêm bởi những hy vọng vô căn cứ kèm theo những lo sợ không cùng.</p>
<p>Thật lạ là, bằng cách nào đó qua trực giác tôi nhận ra rằng tôi không thể thoát khỏi sự sợ hãi bệnh tật và cái chết, trừ phi tôi có thể thực sự trải qua bệnh ung thư của mình ngay trong tình trạng tồi tệ nhất và sống được với nó. Tôi không có ý là phải chịu đựng bệnh tình, mà là để sống trong sự đối mặt với thực tại đó với sự nhận thức hoàn toàn về sự hiện hữu tạm bợ của tôi, thậm chí nhìn ra sự tuyệt hảo về tính chất thay đổi không ngừng rất mực huyền bí của thiên nhiên.<br>
Tôi học từ Vipassana rằng đây là những gì Đức Phật đã giảng dạy; nó không phải tín ngưỡng, mà là một phương pháp thực tiễn để luyện tâm, vun trồng tính độc lập từ việc chế ngự những mong đợi, hướng chúng ta nghĩ rằng cuộc sống phải là một lối mòn nhất định – những mong đợi này đưa chúng ta đến khổ đau khi thất bại vì chúng gần như chắc chắn như vậy.</p>
<p>Dĩ nhiên tôi vẫn còn oán ghét căn bệnh ung thư, lẽ ra không xảy ra với tôi. Thế mà nó đã xảy ra, và tôi biết rằng tôi không thể đuổi nó đi. Tôi cũng biết rằng tôi phải thoát ra khỏi sự lôi cuốn của những hy vọng viễn vong về cuộc sống của tôi nên như thế nào và dấn bước với đôi mắt mở to. Sự thực hành đơn giản là chú tâm vào thực tại sống động nơi chính cơ thể mình và ý thức rõ hơn bản chất của nó. Phương thức thoạt trông đơn giản này giúp tôi khám phá được hành trang cần thiết để trải qua đợt hóa trị và vượt xa hơn thế nữa.</p>
<p>Một thứ đặt biệt thật sự lôi cuốn tôi về việc thực hành Vipassana, điều tôi học được từ khóa tu đầu tiên, đó là phương pháp này hoàn toàn thiết thực. Không nhất thiết phải có niềm tin vào bất kỳ thực thể hay sức mạnh vô hình nào, không phụ thuộc vào bất kỳ ai, hay bất kỳ thứ gì ngoài tôi: không có biểu tượng, không ăn vận đặc biệt, không nghi lễ hoặc nghi thức tôn giáo. Vipassana là một công cụ thực hành để huấn luyện tâm ý.</p>
<p>Tôi ý thức rõ về việc mình đã phí biết bao nhiêu thời gian của cuộc đời mình. Tâm trí hoảng loạn, thất thần, đắm chìm trong những hồi ức bi thảm, quẩn quanh vô ích với những vấn đề và những nỗi sợ của quá khứ. Vipassana dạy cách điều khiển tâm thức để có thể sống trọn vẹn trong thực tại như nó đang là, thay vì trốn chạy vào vọng tưởng hay oán hận.</p>
<p>Như thế, Vipassana đã giúp tôi vượt qua giai đoạn khủng khiếp của hóa trị cùng những hệ quả của nó. Tôi không cố tình nhìn nhận hóa trị như một điều trị tốt. Kỳ thực, tôi thấy hóa trị là điều khó có thể chấp nhận. Nhưng trong chừng mực nào đó, tôi đã có thể nhìn nó một cách khách quan và nói: “Đây là cái đang xảy ra trong hiện tại.” Tôi chấp nhận nó như thực tại của tôi lúc đó, như nó đang là, phát khởi từ cái thấy đó mà không hối tiếc hay thất vọng.</p>
<p>Còn nữa</p>
<p> </p>
<p>Nguồn Thầy <a data-hovercard="/ajax/hovercard/user.php?id=1136149143&extragetparams=%7B%22__tn__%22%3A%22%2CdK-R-R%22%2C%22eid%22%3A%22ARB-TcM1MYiDgB9163AHosjkba5fy6zBh6x-9VFAxLNXTZdFtJiY7cAkYsRTUa6jyV-MpFCUipnmA4e3%22%2C%22fref%22%3A%22mentions%22%7D" data-hovercard-prefer-more-content-show="1" href="https://www.facebook.com/hanhtam1?__tn__=%2CdK-R-R&eid=ARB-TcM1MYiDgB9163AHosjkba5fy6zBh6x-9VFAxLNXTZdFtJiY7cAkYsRTUa6jyV-MpFCUipnmA4e3&fref=mentions" title="Tam Hanh">Tam Hanh</a></p>
Susan Babbitt là giáo sư tại Đại học Queen ở thành phố Kingston, tỉnh bang Ontario, Canada từ năm 1990. Cô ta tham dự khóa tu thiền Vipassana đầu tiên vào năm 2004, đã phục vụ một khóa tu 10 ngày và hoàn thành một khóa tu 20 ngày. Cuộc phỏng vấn đầu tiên diễn ra vào năm 2006 và lần thứ hai vào năm 2007. Cô Susan vẫn tiếp tục giảng dạy ở Đại học Queen, thiền tập mỗi ngày và đã vượt qua bệnh ung thư từ năm 2013.
Cô Virginia: Cô có thể cho chúng tôi biết làm thế nào mà cô biết đến Vipassana và khóa tu đầu tiên của cô đã như thế nào?
Cô Susan: Tôi đã được chẩn đoán mắc phải một căn bệnh ung thư cấp tính vào tháng Tám năm 2003. Cho đến thời điểm đó, cả đời tôi chưa bao giờ bệnh tật, hay dùng thuốc men, kể cả chưa từng bị cảm. Lời chẩn đoán ung thư này đã là một cú sốc dữ dội vào tâm trí tôi với câu hỏi tôi là ai. Thế là, bỗng dưng tôi trở thành người mắc trọng bệnh. Tôi tìm mọi cách vượt qua kinh nghiệm đau thương này. Lúc đầu, có một phương pháp gọi là “tượng hình theo hướng dẫn” được gợi ý cho tôi. Phương pháp này là một dạng tưởng tượng những suy nghĩ tích cực. Tôi đã thử thực hành trong vài tháng như một cách để trốn chạy nỗi sợ hãi của những gì đang diễn ra. Tôi dùng băng ghi âm của những hướng dẫn này.
Sau đó, bạn tôi, Maureen, người cũng mắc bệnh ung thư và có những tiến triển tích cực sau những lần điều trị, đã qua đời. Tôi bất ngờ nhận ra rằng cách duy nhất có thể làm để chung sống với ung thư, đó là chấp nhận sự thật, sự sống chết nằm ngoài khả năng kiểm soát của mình. Nhiều người đã nói với tôi “điều này sẽ không xảy ra với cô đâu! Trường hợp của cô thì khác.” Nhưng tôi không thấy sự khác biệt giữa trường hợp của chính tôi và Maureen. Phương pháp “suy nghĩ tích cực” làm người ta tin rằng người ta có khả năng kiểm soát. Dĩ nhiên, con người có một vài khả năng kiểm soát nhưng kết quả cuối cùng thì nằm ngoài sự kiểm soát của ta.
Tôi nhận ra rằng tôi phải có khả năng nhìn vào những gì đang xảy ra như nó đang là, để chấp nhận cái chết là có thật; tôi sắp chết. Tôi tin là tôi có khả năng chấp nhận những tình huống xấu nhất, và sẽ sống được với nó. Nghĩa là sống cuộc đời với ý thức rõ ràng về bất cứ gì có thể xảy ra. Dường như đây là điều đáng để làm nhất. Lúc đó, tôi chưa biết gì về thiền hay Vipassana. Tôi từng đọc đâu đó, trong những sách chuyên khoa ung thư, thiền là một phương pháp tốt mà những bệnh nhân ung thư nên học. Nhưng tôi không biết thiền như thế nào và khi tôi thử làm thì thất bại.
Không lâu sau cái chết của Maureen, các bác sĩ đề nghị tôi tiến hành hóa trị, điều mà tôi không mong đợi. Tôi ghét cái ý tưởng hóa trị này. Tôi đã từng phải phẩu thuật chân vì xạ trị. Với xạ trị, tôi có thể chịu đựng được, nhưng mọi thứ về hóa trị thì khủng khiếp đối với tôi. Ý tưởng đó làm tôi phát bệnh, nó sẽ làm tôi trông bệnh hoạn, mọi người sẽ thấy là tôi bệnh. Đợt hóa trị này dự kiến diễn ra từ tháng Ba đến tháng Tám, suốt mùa Xuân và Hè năm 2004, năm tháng ròng. Tôi giận dữ và uất ức và cứ nghĩ: “Làm thế nào tôi có thể vượt qua 5 tháng này?”
Tôi thực không muốn trải qua những tháng ngày bức bối và than oán như thế, nên tôi đã đến trung tâm ung bướu khu vực Kingston, gặp một nhân viên xã hội và hỏi: “Cô có giải pháp gì cho tôi không?” Cô ta đưa tôi một quyển sách về Phật giáo và tôi đọc. Sách chủ yếu dạy về lòng từ bi và bao dung. Nhưng sau khi đọc khoảng bốn chương, tôi trả lại quyển sách. Tôi tự hỏi: “Các chỉ dẫn này có thiết thực nào đâu để giúp tôi trải qua 5 tháng hóa trị này?” Tôi rất nản lòng vì không có một hướng dẫn thiết thực nào cả.
Song tôi vẫn nghĩ về thiền và tôi sực nhớ về khóa thiền Vipassana mà tôi đã từng được nghe đến. Tôi nghĩ, ồ, nếu tôi học được cách thiền như thế nào, tôi có thể đi hết con đường êm đẹp; ta chỉ có thể học thiền bằng cách thực hành nó.
Tôi đã tìm và ghi danh vào đơn đăng ký khóa tu. Tôi không biết gì về khóa tu đó cả, ngoại trừ nó dạy về thiền. Thế rồi, tôi cho mình 10 ngày từ ngày 24 tháng Ba đến ngày 4 tháng Tư, năm 2004. Bắt đầu chỉ chừng vài ngày sau đợt hóa trị đầu tiên.
Khóa tu đã cực kỳ khó khăn đối với tôi, và trong 3 ngày đầu tiên, tôi tự hỏi là mình đang làm gì ở đó. Vào ngày thứ 4, khi Vipassana được giảng dạy, tôi bắt đầu có hứng thú hơn. Tôi hiểu thêm rằng bằng cách nào đó, khi Maureen qua đời, tôi muốn có khả năng nhìn thẳng vào sự thật là có thể mình sắp phải chết và mình phải sống đời mình bằng sự trực diện với nó. Tôi không còn muốn tô điểm cho mọi thứ tốt đẹp hơn chúng đang là – hy vọng viễn vong về những tin tốt lành, sợ hãi về điều xấu. Tôi đã quyết định rằng tôi không thể sống cuộc đời mãi mong đợi về những con đường tốt đẹp tách biệt tôi với những điều xấu.
Với bệnh ung thư, ít nhất là với loại ung thư tôi mắc phải, không thể nào trở về với nếp sống cũ như trước. Bạn phải đi chụp CT mỗi vài tháng và mỗi lần như vậy đều có một khả năng nhận được tin xấu. Tôi đã không muốn đánh mất cuộc đời mình bởi sự sợ hãi. Tôi hiểu được rằng nếu tôi không đối diện và chấp nhận tính thực tế của cái chết, nỗi sợ sẽ luôn ẩn dấu trong tôi, sẵn sàng để hạ gục và làm tôi kiệt sức mỗi khi có những diễn biến không như tôi muốn. Tôi quyết tâm đối diện với thực tại của mình và chấp nhận nó như vốn dĩ nó là, để sống trọn với nó.
Vì vậy, tôi ngạc nhiên khi nhận ra rằng Vipassana là sự thực hành một cách chính xác phương pháp quan sát thực tại của bạn như chính nó đang là, chứ không phải như bạn muốn nó là. Đó là sự quan sát toàn thể kinh nhiệm thân và tâm của bạn hàng giờ một cách c&oacut
|