1. Tham gia vào những hoạt động “tâm linh” để khiến bản thân thấy cao siêu hơn người khác.
Đây có lẽ là một trong những góc tối lan tràn phổ biến nhất, và nó có nhiều hình dạng sắc thái. Một số cảm thấy mình cao siêu hơn người khác vì họ đọc/nghe Đức Phật, Jesus... hoặc những tên tuổi khác trong cộng đồng tâm linh, còn người khác thì không. Cái bẫy của bản ngã xuất hiện khi bạn cho rằng bạn cao cấp hơn, giác ngộ hơn rất nhiều so với những người kém cỏi ở ngoài kia. Suy nghĩ này ngăn cản bạn đạt tới tâm linh đích thực vì bạn chỉ lo tập trung hơn thua với người khác, thay vì nghĩ đến chuyện tạo dựng ra một sự kết nối với thế giới, vũ trụ và cảm nhận được sự bao la kì vĩ, huyền bí tinh tế của sự tồn tại.
2. Sử dụng “tâm linh” như một lời bào chữa cho sự vô trách nhiệm của mình.
Tôi đã từng mắc cái bẫy này, tôi đã lấy hai chữ “tâm linh” ra để ngụy biện cho sự vô trách nhiệm của mình bằng những câu nói:
* Người ấy chưa đủ duyên
* Bạn ấy cần bài học
* Vũ trụ sẽ tự sắp xếp
Những câu nói như vậy là những lời ngụy biện cho việc lười biếng, và việc từ chối nhìn lại bản thân tôi, khiến tôi không hành động và bỏ lỡ những bài học quý giá.
“Không có ai quá giác ngộ đến nỗi không cần phải cải tiến chính mình.” - Terence McKenna
3. Cường điệu hóa “sự tích cực” để né tránh những vấn đề trong cuộc sống.
Phong trào “tích cực” đã bùng nổ tại các nước phương Tây những năm gần đây. Mạng Internet tràn ngập những bài viết, status, lặp đi lặp lại thông điệp: “Hãy nghĩ tích cực!”, “Đừng tập trung vào mấy chuyện tiêu cực!”
Tư duy này dễ dẫn tới cách hiểu lầm là né tránh khó khăn, trốn chạy những vấn đề đang cần bạn đứng ra giải quyết.
(Tự quan sát bản thân sau khi đọc Jordan Bates)
Nguồn: Fb. Hieu Pham Duy
Ngày: 6/6/2019 - đăng bởi: PhuongDT